Số 1A/140 Trần Duy Hưng street, Hà Nội 0989.082.938 treviettour@gmail.com
Tìm kiếm
Generic filters
Exact matches only

Các trò chơi teambuilding nâng cao kỹ năng giao tiếp

0
Giá
Họ và tên*
Email*
Nội dung*

Adding item to wishlist requires an account

Thông tin chung

TREVIETTOURS luôn sẵn sàng tổ chức các sự kiện Gala Dinner, Teambuiding theo phong cách chuyên nghiệp, trang trọng, sôi động. Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. TREVIETTOURS hứa hẹn sẽ đem lại những các nhận khó quên trong từng chương trình.

Hotline : 0989082928.

 

Bài viết giới thiệu 3 trò chơi teambuilding đơn giản giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp: lắng nghe, cảm thông và diễn đạt suy nghĩ cá nhân, từ đó thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, suy nghĩ sáng tạo và kỹ năng lãnh đạo. Bạn hoàn toàn có thể dùng nó để khơi nguồn giao tiếp trong một nhóm mới hoặc góp phần giải quyết các vấn đề giao tiếp trong một nhóm đang hoạt động.

Sự giao tiếp không hiệu quả dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến chất lượng công việc, xung đột quan điểm, chậm trễ deadline và thậm chí đánh mất cơ hội kinh doanh. Đó là lý do tại sao cải thiện kỹ năng giao tiếp trong nhóm là yếu tố hàng đầu đánh giá sự hiệu quả của một nhóm. Một trong những cách được sử dụng để nâng cao kỹ năng giao tiếp nhóm là thông qua các trò chơi, kiến thức team building tương tác. Những trò chơi này không chỉ phát triển kỹ năng giao tiếp của người tham gia mà còn giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên nhóm.

  1. Trò chơi 1: Bịt mắt
  2. Trò chơi 2: Lập đội
  3. Trò chơi 3: Hãy chỉ lắng nghe

Trò chơi 1 – Bịt mắt

team 10Trong trò chơi này, người bị bịt mắt phải dựa vào hướng dẫn từ bạn chơi của mình để tìm đường vượt qua các thử thách trọng một căn phòng.

Hoạt động team building này xây dựng kỹ năng giao tiếp và lắng nghe. Đồng thời tạo dựng niềm tin giữa cặp chơi.

* Yêu cầu

– Hai người trở lên

– Đủ số lượng khăn bịt mắt cho một nửa số lượng người chơi

– Một căn phòng kín, không gian đủ rộng (ví dụ: phòng họp)

– Các đồ dùng có thể sử dụng được để làm chướng ngại vật.

* Thời gian: thông thường từ 15-20 phút

* Cách chơi:

1. Sắp xếp chướng ngại vật tạo thành các lộ trình đi cho người bị bịt mắt.

2. Chia các cặp chơi. Những người bị bịt mắt đứng ở 1 đầu phòng, những người không bị bịt mắt đứng ở đầu phòng bên kia

3. Những người không bị bịt mắt đưa ra hướng dẫn để bạn chơi của mình đi về đích mà không chạm vào chướng ngại vật đã được sắp đặt trên lộ trình đi.

4. Khi một cặp hoàn thành lộ trình, đổi vai trò cho nhau.

* Rút kinh nghiệm

Cả nhóm cùng chia sẻ suy nghĩ và cảm giác của mình khi tham gia trò chơi. Là một người dẫn dắt nhóm, bạn có thể đặt ra các câu hỏi theo các ý sau:

– Mỗi cặp đã giao tiếp với nhau như nào để có thể dẫn dắt bạn mình về đích?

– Khi một người bị bịt mắt, họ đã phải tự điều chỉnh suy nghĩ và khả năng nghe hiểu, giao tiếp của mình như nào để kết hợp tốt với bạn chơi?

 Trò chơi 2: Lập độiHappy business people laughing against white background

Trong hoạt động này, các thành viên trong nhóm phải nhanh chóng lập thành các nhóm nhỏ hơn dựa trên yêu cầu quản trò đưa ra.

Hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp mà còn thúc đẩy khả năng tư duy của mỗi thành viên.

* Thời gian: 15 phút

* Cách chơi:

1. Giải thích cho người chơi rằng họ sẽ phải nhanh chóng lập thành một đội thỏa mãn các tiêu chí mà quản trò đưa ra. Ví dụ: Lập một đội gồm những người cùng yêu thích nhạc Jazz.

2. Hô to các miêu tả. Mỗi đội khi hoàn thành có thể hô to báo hiệu hoặc cùng ngồi xuống.

Luôn thúc đẩy mọi thành viên tham gia tích cực và nhanh nhất có thể. Lập lại hoạt động này nhiều lần với các chỉ dẫn đa dạng, gây hứng thú.

* Rút kinh nghiệm

Mỗi thành viên nêu ý kiến cá nhân về tác dụng thúc đẩy giao tiếp của trò chơi. Họ đã học được những gì từ trò chơi để trở nên cởi mở và hiệu quả hơn trong công việc tương lai.

Trò chơi 3: Hãy chỉ lắng nghe

team 12

Hoạt động này giúp cho người tham gia có cơ hội được chia sẻ đầy đủ quan điểm của họ về một vấn đề với bạn đồng hành. Người bạn đồng hành chỉ ngồi nghe và sau đó, tóm tắt lại quan điểm của bạn mình.

Dù lắng nghe là một phần quan trọng của giao tiếp hiệu quả nhưng kỹ năng lắng nghe lại thường bị bỏ qua trong các hoạt động nhóm. Vì vậy, trò chơi này giúp cho thành viên nhóm thực hành kỹ năng lắng nghe với tinh thần mở.

* Yêu cầu:

– Số lượng người tham gia chẵn

– Các tờ giấy nhỏ ghi các chủ đề riêng biệt cho từng cặp chơi

* Thời gian: 25-30 phút

* Cách chơi:

1. Mỗi cặp cử đại diện bốc thăm chủ đề của mình.

2. Các cặp ngồi đối diện nhau. Một người nói về chủ đề đó trong vòng 3 phút, người còn lại chú ý lắng nghe và không bình luận hay tranh luận lại.

3. Sau 3 phút, người lắng nghe có một phút để tóm tắt lại những ý bạn mình vừa chia sẻ mà không bày tỏ quan điểm đồng ý hay không đồng ý.

4. Hai người đổi vai trò cho nhau và lặp lại quy trình trên.

Rút kinh nghiệm

Chia sẻ với các thành viên trong nhóm cảm nhận của bạn về trò chơi này. Có thể nêu ra câu hỏi với các ý sau:

– Người nói cảm nhận như thế nào về khả năng lắng nghe với tinh thần mở của bạn mình? Ngôn ngữ cơ thể của người lắng nghe đã diễn tả được cảm nhận của họ về những điều được chia sẻ?

– Người nghe cảm nhận như thế nào về việc họ không thể bày tỏ quan điểm cá nhân về chủ đề được nói tới? Cả hai người đã cùng giữ tinh thần mở trong suốt quá trình như thế nào?

– Người nghe đã tóm tắt như thế nào các ý của người nói? Hai người có hiểu nhau hơn sau hoạt động này?

– Họ có thể áp dụng bài học gì từ hoạt động này vào công việc thực tế?

Các trò chơi teambuilding vui nhộn là một cách thức hiệu quả nâng cao kỹ năng cần có trong mối quan hệ làm việc bền vững của một nhóm.